top of page

Trần Nguyên Dũng

1942 - 2023

fdb021509fe546bb1ff4_edited.jpg

1942:                    Born in Hanoi, Vietnam.

1953-1954:            Student at “Tri Tri” studio of Artist Luong Xuan Nhi.

1954 -1958:           Student at “Sang Tao” studio of Artist Pham Viet Song.

1959-1988:            Painter of Hanoi Cultural – Information Service.

Presently:             Member of Vietnam Fine Art Association

 

Exhibition:

 

1990:                    National Exhibition in Hanoi.

1993:                    Group Exhibition of Hanoi Artists.

1994:                    Solo Exhibition in Hanoi, Vietnam.

1996:                    Group Exhibition at House Exhibition 29 Hang Bai, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam.

1998:                    International Exhibition in Korea.

2000:                    Group Exhibition in Oslo – Stockholm.

2002:                    Solo Exhibition in Hanoi, Vietnam

2004:                    Group Exhibition organized by Vietnam Fine Art Association

Tôi có thể khẳng định Trần Nguyên Dũng là người Hà Nội cổ vì ông có một cốt cách nho nhã, thâm trầm, thích riêng tư, tự sự thẩn thơ của một “Sĩ phu Bắc Hà” nhiều hơn tính cách của một tác giả thời thượng. Nhưng hội hoạ của ông thì lại đối nghịch với tính cách đó, trên tranh ông vẽ khoáng đạt hơn về hình thể, màu sắc nhưng lại rất rực rỡ, tuy không vội vã, không tình cờ nhưng ở hình và nét vẽ đậm đặc và tích luỹ vẫn có chất lặng lẽ, âm thầm của người Á Đông.

Bướm, hoa, thiếu nữ, … như ngân lên, sáng rực lên trong một vườn xuân đầy sắc thái dưới ánh nắng chín ngọt đầy sung mãn của người và cảnh, đẩy người xem như lạc vào một thiên đường của hoà bình và hạnh phúc.

  Vì thế nên khi xem tranh Dũng, người xem quý cái tình cảm chân thành với Hội hoạ của ông. Sự yêu thích đó có lẽ ở chỗ: trong khi đi tìm bản thân mình thì đồng thời ông cũng xích lại gần mọi người và tương lai của Hội hoạ thế giới hơn. Điều đó ta có thể thấy ở những tìm tòi tỉ mỉ, công phu theo lối ấn tượng, phân tích chi tiết một cách đáng sợ, ví dụ như trên một số bức tranh sơn dầu khổ lớn: “Chợ hoa Tết”, “Chợ hoa cúc”, “Trong vườn”, “Chợ hoa đào”, “Múa rồng”, “Mục đồng”, ”Lên đồng”, … Nhưng ở đây, những chi tiết là những hoạ tiết hình học được khai thác, thừa hưởng trang trí của người Việt cổ nên tranh ông mang đầy bản sắc dân tộc.

          Dù không đạt được tiếng vang mạnh mẽ như một vài hoạ sỹ may mắn khác, nhưng Trần Nguyên Dũng được trọng bởi một con người cần cù, có nhân cách của một sĩ phu Bắc Hà.

          Tranh của Trần Nguyên Dũng có một con đường đi riêng đầy tìm tòi, từ một thế giới sự kiện vào thế giới tâm lý. Ông đã khẳng định được mình qua con đường hội hoạ đầy “chông gai” mà ông đã theo đuổi, say mê trong gần năm thập kỷ qua.

                                                                                                                         

Artworks

bottom of page