Tượng rồng bằng đồng được tạo tác từ cuối thế kỷ 19 tại Nhật Bản bởi nghệ nhân Jidai Kinko Takaoka. Hình dáng mạnh mẽ, hùng tráng, cuộn quanh hướng mình lên cao, với tay nghề đúc đồng đỉnh cao thời Thiên Hoàng Minh Trị.
Điều đặc biệt của bức tượng chính là sự cách điệu chùm nước rồng phun trở thành khối chân nến, nâng 5 đế nến bằng đồng có thể tháo rời được, cho thấy sự sáng tạo độc đáo trong cách biến tác phẩm điêu khắc trở nên ứng dụng cao hơn trong đời sống, phục vụ cho thị trường phương Tây trong giai đoạn xuất khẩu "văn hóa". Điều này cho thấy sự sáng chói trong kỹ thuật và trí tưởng tượng sống động cũng như các tác phẩm ra đời trong thời kì Minh Trị.
Kích thước: 86,5 cm x 36 cm x 28 cm
Phong cách:Meiji (Thời kỳ)
Vật liệu và Kỹ thuật:Đồng
Nơi xuất xứ:Nhật Bản
Giai đoạn:Cuối thế kỷ 19
Điều kiện:Tốt
Tượng rồng được đặt uy nghiêm trên chân đế tròn với họa tiết 'seigaiha' tượng trưng cho sóng nước, mang ý nghĩa may mắn, tiền tài. Dáng "Rồng thăng thiên" tượng trưng cho sức mạnh, ý chí và sự kiên cường, một trong những tính cách lý tưởng của người Nhật xưa.
Qua 2 thế kỷ, tượng vẫn giữ được sắc đồng óng ả màu nâu ánh đỏ, không bị phong hóa thành màu bạc xỉ ánh xanh như các loại đồng cổ ở các nước lân cận. Phương pháp đúc đồng Nhật Bản thời Minh Trị được xem là thời kỳ đỉnh cao nên luôn có giá trị cao trong sưu tầm.
Cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 đi kèm với tình trạng hỗn loạn kinh tế trầm trọng gây căng thẳng tài chính lớn cho gần như mọi lĩnh vực sản xuất nghệ thuật của Nhật Bản. Nhiều nghệ sĩ và thợ thủ công trong số đó có Jidai Kinko Takaoka đã đến phương Tây để tìm thị trường cho các tác phẩm của mình. Chính phủ Nhật Bản ủng hộ nỗ lực này với hy vọng nâng cao danh tiếng của ngành văn hóa Nhật Bản trong Cộng đồng quốc tế.
Kết quả là trong một phần tư cuối của thế kỷ 19, một phần đáng kể của nền kinh tế văn hóa Nhật Bản đã chuyển sang sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho thị trường châu Âu và Mỹ. Mặc dù nhiều kỹ thuật, hình thức và họa tiết trang trí vẫn giữ nguyên như trong nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, các thợ thủ công Minh Trị cũng sáng tạo các yếu tố kết hợp như chân nến trong tác phẩm này nhằm thu hút sự khách hàng phương Tây.
Do đó, nhiều đồ vật xuất khẩu của Minh Trị đã được chế tác công phu và trang trí công phu theo phong cách hài hòa với thị hiếu thời Victoria và Edwardian chiếm ưu thế trong văn hóa phương Tây vào thời điểm đó.
---
Magnificent and powerful, fantastically sculptural, ferocious bronze Japanese writhing sea dragon candleholder is coiled around itself, with an uplifted head and a stylized plume of water spouting from the dragon’s mouth, which forms the base for the removable t-branch candelabra.
This sculpture, with its removable candleholder, reveals the technical brilliance and vibrant imagination that characterize much Meji-period Japanese art. The dragon is perched upon a round, footed base with ‘seigaiha’, which is a repetitive wave pattern of layered concentric circles creating arches, symbolic of waves or water and representing surges of good luck. It symbolizes power and resilience. Bronze has a shiny rich chocolate patina with a hint of red.
Dimensions: 86,5 cm x 36 cm x 28 cm
Style: Meiji (Of the Period)
Materials and Techniques: Bronze
Place of Origin: Japan
Period: Late 19th Century
Date of Manufacture: circa 1900
Condition: Good
#𝐁𝐀𝐎𝐍𝐀𝐌𝐂𝐎𝐋𝐋𝐄𝐂𝐓𝐎𝐑 - 𝐏𝐄𝐎𝐍𝐘 𝐇𝐎𝐌𝐄 𝐂𝐇𝐈𝐍𝐎𝐈𝐒𝐄𝐑𝐈𝐄 151A Nam Ky Khoi Nghia St - Ward 6 - District 3. HCMC. Open time 9 am - 21 pm - Periodically closed on Mondays.
𝐏𝐄𝐎𝐍𝐘 𝐇𝐎𝐌𝐄 - #FactoryOutlet 199M/4 Nguyen Van Huong St, Ward ThaoDien, District2. Open time 10 am - 6 pm - Periodically closed on Mondays. Website: www.peonyhome.com.vn Email : sale@peonyhome.com.vn Hotline : 028. 6686 4299
#homedecor #interiordesign #home #interior #decor #design #homedesign #handmade #homesweethome #art #decoration #furniture #architecture #interiors #homedecoration #interiordecor #interiordesigner #vintage #interiorstyling #livingroom #luxury #homestyle #walldecor #style
Comments