May mắn trong chuyến đi tìm hiểu về làng gốm Lái Thiêu, chúng tôi tìm được một nghệ nhân am hiểu và có tay nghề cao, được xem là một trong những truyền nhân cuối cùng có đủ phẩm chất tái hiện lại tinh thần của gốm Cây Mai "mộc mạc về chất men, nhưng sâu sắc về triết lý"
Dòng gốm Cây Mai là gì? Dấu tích khu lò gốm Cây Mai nằm ở sau chùa Cây Mai. Ngày xưa từ Gò Cây Mai có con rạch nhỏ, nằm trên đường Nguyễn Thị Nhỏ chảy thông ra đường Lê Quang Sung, đổ ra cầu Cây Gõ và chảy vào rạch Lò Gốm, hiện rạch này đã bị lấp. Đây là đường vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm gốm Cây Mai.
Sản phẩm khu lò gốm Cây Mai bao gồm loại đồ gốm thông dụng có kích cỡ lớn, loại sản phẩm có trang trí mỹ thuật, các loại ống dẫn nước và tượng bằng đất nung và đồ sành men màu. Lọai sản phẩm gốm độc đáo và đặc trưng của gốm Cây Mai sản xuất vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là gốm men màu.
Đây là loại gốm cao cấp có men màu khá phong phú như trắng, xanh lam, xanh lục, nâu, vàng gồm nhiều kiểu loại phục vụ cho sinh hoạt như tô, chén, dĩa, muỗng…Gốm trang trí như đôn, chậu kiểng; gốm thờ phụng tôn giáo như lư hương, bát nhang, bài vị, tượng thờ; gốm trang trí kiến trúc như long (rồng), voi, ngựa và các quần thể tiểu tượng.
Tái hiện lại Gốm Cây Mai. Gốm Cây Mai đòi hỏi trình độ tay nghề thủ công rất cao của người nghệ sĩ, hiện các lò đã thất truyền về dòng gốm nay cốt yếu ở người nghệ nhân đã quá tuổi, nguyên liệu đất không còn tốt như xưa và trình độ làm men các lò dần mai một, thay việc đốt củi thành đốt gas cũng khiến dòng gốm đi vào dĩ vãng.
Nhưng may thay! Lụa Là Artspace rất vui khi có duyên và mến mộ người nghệ nhân lò gốm này từ rất lâu, nhưng tìm khắp chốn Lái Thiêu vẫn không thấy được. Tay nghề của anh vượt xa những lò gốm tại Biên Hoà nói riêng và phần còn lại nói chung, phải nói là thủ pháp khi đặt cạnh các kỷ vật gốm xưa cũ đã mười mươi tương xứng.
Quả là "hậu sinh khả uý", anh sinh ra trong một gia đình làm gốm lâu đời ở đất Bình Dương nhưng lai đi theo dòng gốm Cây Mai vì gốc anh cũng là người Hoa nên được truyền thụ khá nhiều về dòng gốm Cây Mai Chợ Lớn. Một dòng gốm tưởng chừng đã thất truyền nay lại có dịp hồi sinh!
Tất cả các tác phẩm đều được tái hiện hoàn thiện hoàn toàn bằng tay, qua rất nhiều công đoạn thực hiện, Để ra được chất gốm như ngày xưa mà không được dùng lò củi, người nghệ sĩ đã phải nung bằng lò ga với kỷ thuật hơn 1200 độ C suốt hơn 10 tiếng tạo thành men chảy đặc trưng riêng biệt của dòng gốm Cây Mai. Các màu men tro với 3 màu đặc trưng vàng hoàng đế, xanh ngọc bích, trắng ngà ngọc trai, được pha trộn với kỷ thuật cao.
Trong không gian Lụa Là Artspace, chúng tôi có cả những kỷ vật gốm Cây Mai xưa để quý vị có thể chiêm ngưỡng về tài hoa người nghệ sĩ đã làm sống lại cả một dòng gốm xưa! Quả là đáng quý và góp phần bảo tồn những giá trị xưa cũ.
Lucky in our trip to explore the pottery village of Lai Thieu, we found a skilled craftsman, considered one of the last heirs with enough qualities to reproduce the spirit of the "plain in glaze but profound in philosophy" Mai Tree pottery.
What is the Mai Tree pottery line? The kiln site of Mai Tree pottery is located behind the Mai Tree pagoda. In the past, there was a small canal flowing from Go Mai Tree, located on Nguyen Thi Nho street, flowing out to Le Quang Sung street, pouring into the Pottery Kiln Canal, which is now filled in. This was the transportation route for Mai Tree pottery raw materials and products.
The Mai Tree kiln site's products include common large-sized pottery items, decorative art products, water pipes, and terracotta and glazed pottery items. The unique and distinctive pottery products of Mai Tree pottery produced in the late 19th and early 20th centuries are glazed pottery.
This is a high-end pottery line with a rich color palette such as white, blue, green, brown, and yellow, including many types of tableware such as bowls, plates, dishes, spoons, etc. Decorative pottery items such as pedestals, flower pots; religious pottery items such as incense burners, candle holders, offering plates, statues; architectural decorative pottery items such as dragons, elephants, horses, and small figurines.
Reproducing Mai Tree pottery requires a high level of craftsmanship from the artist. Currently, the kilns have lost the line of pottery, and the artisans are too old. The soil materials are not as good as before, and the pottery making skills of the kilns are gradually disappearing. Using gas instead of firewood also makes the pottery line a thing of the past.
Fortunately, Lụa Là Artspace is happy to have the opportunity to meet and admire this pottery kiln artist for a long time. However, searching all over Lai Thieu, we could not find him. His skill far surpasses the kilns in Bien Hoa and others in general. It must be said that placing his works next to ancient pottery artifacts is perfectly matched.
He is truly a "talented successor." He was born into a long-standing pottery family in Binh Duong province but followed the Mai Tree pottery line because his roots are Chinese, so he was passed on much about the Mai Tree pottery line in Cho Lon. A pottery line that seemed to have been lost is now revived!
All of his works are completely reproduced by hand through many stages of implementation. In order to achieve the pottery texture like in the past without using firewood kilns, the artist had to fire the pottery using gas kilns...